GNO - Lượng chất béo chuyển hóa (trans fat) hấp thụ vào sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hoặc tử vong...

Chất béo chuyển hóa gây ra bệnh tim mạch

GNO - Lượng chất béo chuyển hóa (trans fat) hấp thụ vào sẽ làm tăng nguy cơ phát triển hoặc tử vong vì các bệnh tim mạch, theo một phân tích gần đây từ nhiều nghiên cứu.

Theo đó, nếu hấp thu lượng lớn chất béo chuyển hóa sẽ làm tăng 34% nguy cơ tử vong vì bất kỳ lý do nào trong thời gian diễn ra nghiên cứu (10 năm), 28% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch và 21% nguy cơ phát triển các bệnh tim mạch, so với người hấp thu một lượng thấp hơn.

Kết quả phân tích này được đăng trên Tạp chí BMJ ngày 11-8 qua. 

tim.jpg
Tim mạch là căn bệnh nguy hiểm, có liên quan đến chất béo chuyển hóa

Tuy nhiên, nguồn gốc của chất béo chuyển hóa trong chế độ ăn cũng đóng vai trò quan trọng - chia sẻ của đồng nghiên cứu Russell de Souza, Đại học McMaster (Hamilton, Ontario). 

Chất béo chuyển hóa từ các sản phẩm chế biến công nghiệp hay là các chất béo nhân tạo được thêm vào thực phẩm thì độc hại hơn các chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm như bơ và thịt bò.

Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra bằng chứng người khỏe mạnh (người trưởng thành) có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa có trong thịt, trứng, sữa, phô mai thì sẽ đối diện với nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn.

Trong phân tích này, các chuyên gia đã thu thập dữ liệu từ 73 nghiên cứu về chất béo bão hòa và 50 nghiên cứu về chất béo chuyển hóa được xuất bản trong vòng 30 năm qua và quan sát nguy cơ phát triển bệnh tim mạch của các đối tượng.

Theo Hướng dẫn về Chế độ ăn của Hoa Kỳ, người khỏe mạnh cũng nên hạn chế hấp thu các chất béo bão hòa, không quá 10% lượng calori hấp thụ hàng ngày. Còn ở người có nguy cơ cao với bệnh tim mạch thì là không quá 6%.

Các loại dầu được hy-đrô hóa có trong bánh ngọt, bánh quy, các loại thực phẩm nướng, bơ que… được khuyến nghị hấp thụ dưới mức 1% calori mỗi ngày để giảm nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ.

Theo tác giả, nên thay thế các thực phẩm như thịt bò, thịt cừu và các sản phẩm bơ sữa có hàm lượng béo cao bằng trái cây và rau củ các loại, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu hạt, cây họ đậu. Quan trọng là cần nhận thức rằng không phải một loại thực phẩm riêng lẻ nào là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch, tiểu đường hoặc tử vong mà phải chú ý đến toàn bộ chế độ ăn - chia sẻ của de Souza. 

Đức Hòa (theo Live Science)


Về Menu

Chất béo chuyển hóa gây ra bệnh tim mạch

nay hái lộc đầu năm coi chừng phải tội chuong bon phap bà kanadeva Phật giáo Thiền tông thực tế đến phap mon dua tren nen tang tu luc c Tà trọn bộ tranh thơ và thư pháp chú tiểu Linh cảm ứng Quán Thế Âm cầu Uống thuốc sao cho đúng phung chua buu phuoc 9 điều cần biết về thuốc chống suy Nhân cách Tống Hồ Cầm nghiện chụp ảnh tự sướng có Buồn buồn vui vui 1973 de Steve Ăn nhiều khoai tây có thể gây tăng Nấu mì Quảng chay thie n va tri thu c thiê n va tri thư c yoga có tác dụng chống oxy hóa ảo ảnh của tâm Cần Thơ Hòa thượng Thích Huệ Thành bạn sẽ thấy yêu đời hơn Khởi động Ngày Chay Thế giới Nguy cơ trẻ mắc tự kỷ tăng gấp đôi duy tri va trao truyen loi cua duc phat la thich Tịnh và Thiền Hai hướng đi cùng một nguoi thời gieo nhan nao gat qua do sáng duc phat long hoa đức phật long hoa Dây rún mẹ buộc đâu qua nổi định Thế Lễ giỗ Đệ tam Tổ Trúc Lâm suc may mắn của cuộc đời Tản mạn từ chuyện sát sinh phap phuc phat giao viet nam phụ nữ học kinh phật là đang tích Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng phan 7 pham ve tam phap cu 33 Giáº